[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?


Niềng răng là giải pháp an toàn, không xâm lấn răng thật cho răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, sai khớp cắn. Thế nhưng lo nghĩ niềng răng đau cỡ nào vẫn tồn tại khi mà niềng răng là cả một quá trình kiên trì trong thời gian dài. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? niềng hai răng cửa giá bao nhiêu tiền?

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất? 

Niềng răng có đau nhiều không?

Niềng răng là kỹ thuật sử dụng lực của khí cụ nha khoa, gắn lên bề mặt răng để nắn chỉnh lại răng sai lệch cấu trúc như hô móm, lệch lạc, khấp khểnh,…Phương pháp này giúp chỉnh răng về đúng vị trí, điều chỉnh được khớp cắn chuẩn giữa hai hàm, gương mặt cân đối, hài hòa hơn. Khi niềng răng, người bệnh sẽ trải qua nhiều cảm giác đau từ ít đến nhiều nhưng niềng răng giai đoạn nào đau nhất? niềng răng hô có đau không?

Thực tế, niềng răng không tạo ra bất kỳ sự xâm lấn nào đến mô nướu và xương hàm. Người bệnh có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển hoặc do lực kéo răng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi, không gây ra đau nhức dữ dội lâu dài.

Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Tùy theo cảm nhận và sức chịu đau của mỗi người mà sẽ có mức độ đau khác nhau. Vì vậy, niềng răng giai đoạn nào đau nhất rất khó xác định cụ thể nếu chưa thăm khám. Có thể kể đến một vài giai đoạn dễ gây đau nhức cho người bệnh như sau:


Giai đoạn tách kẽ

Niềng răng đau nhất thường là vào giai đoạn này, đây là bước đầu tiên để tiến hành gắn mắc cài, Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm, được đặt vào kẽ hở của hai răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển. 

Có nhiều cách để tách kẽ răng như tách kẽ bằng thun là khá phổ biến. Thun tách kẽ đặt trên răng sẽ được giữ lại ở giữa các kẽ răng nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng. Sau khoảng 5 - 7 ngày, khi giữa hai răng hàm xuất hiện khe thưa trống, tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ gắn khâu vào răng cối. Sau khi đặt thun tách kẽ, cảm giác hơi ê buốt, cộm khó chịu hoặc ăn nhai bị đau là điều bình thường. Tình trạng này sẽ hết dần qua vài ngày sau đó nên bạn không cần quá lo lắng. 


Giai đoạn gắn mắc cài

Tiếp đến là tình trạng ê buốt khi gắn mắc cài và dây cung. Giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa kịp thích ứng với khí cụ nên sẽ gây vướng víu, khó chịu, khi ăn nhai sẽ bị cộm cấn. Nguyên nhân gây đau khác nữa là do dây cung bắt đầu tác dụng lực sau gắn mắc cài, những ngày đầu do chưa quen với lực kéo của dây cung nên có thể sẽ gây đau âm ỉ. 

Chỉ sau 1 tuần, việc đeo mắc cài sẽ bình thường, khi răng đã làm quen với chúng thì cảm giác đau hay khó chịu cũng giảm dần, ăn nhai thoải mái hơn. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa cũng như mức độ nhạy cảm của răng mà có người sẽ thấy hơi ê nhẹ, nhưng cũng có người không hề cảm nhận được cảm giác này. 

Bên cạnh đó, sẽ có một cơn đau khác trong những trường hợp gắn khâu, nhổ răng để niềng răng hoặc điều trị bệnh lý trước khi niềng răng. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của người bệnh. Vì vậy, hãy đến nha khoa khám kỹ lưỡng, bác sĩ lập phác đồ điều trị phù hợp nhất và nhận định giai đoạn niềng răng có thể gây ra cảm giác đau cụ thể cho bạn.

Bài viết được trích nguồn tại: https://bocrangsudangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Start typing and press Enter to search